Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Các loại đồ uống gây hại cho xương

Các loại đồ uống chứa thành phần chứa caphein sẽ gây hại cho xương 

Một số loại đồ uống có chứa axit photphoric gây nên những ảnh hưởng không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh loãng xương bởi chúng chính là tác nhân khiến lượng canxi bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu vượt ngưỡng cho phép.

Cho nên việc dư thừa hàm lượng photphoric sẽ là nguyên nhân khiến ượng canxi trong cơ thể bị suy giảm. Đây cũng là lý do bạn nên kiểm tra nhãn mác các loại đồ uống để kiểm tra hàm lượng photphoric có trong đó.
Kết quả hình ảnh cho Những người nào có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao?

Thay vì thói quen sử dụng các loại đồ uống khác, bệnh nhân mắc chứng loãng xương nên thay thế bằng các loại nước như nước cam, nước dâu tây, sữa chua đã gạn kem, sữa tươi ít béo.

Cũng xin nhấn mạnh với bạn rằng nếu đã mắc căn bệnh loãng xương hay có nguy cơ cao mắc căn bệnh này, cần tuyệt đối kiêng hẳn việc sử dụng cà phê. Bởi lẽ nhiều kết quả từ các công trình nghiên cứu đã cho hay: “Bạn sẽ mất đi 6mg canxi nếu như bạn thu nạp khoảng 100ml caffeine vào trong cơ thể”.

Một điều bất ngờ là trà tuy cũng là một loại đồ uống có chứa caphein, nhưng lại không gây nên những ảnh hưởng xấu đến bộ xương, thậm chí còn giúp xương của phụ nữ lớn tuổi trở nên đậm đặc hơn. Lý giải điều này là do trong trà có một loại hợp chất có khả năng bảo vệ bộ xương của bạn.
Protein từ động vật không tốt cho xương

Loại protein muốn nói ở đây là protein có nguồn gốc từ động vật. Loại protein này không những không đem lại tác dụng cho xương mà còn gây ra những tác động không mong muốn.

Tuy nhiên, trong thành phần cấu tạo của bộ xương lại có tới 50% là protein, nên theo ý kiến của các chuyên gia, bạn vẫn nên bổ sung hàm lượng protein nhưng có chừng mực theo tiêu chí như sau:

– Đối với nam và nữ trên 19 tuổi nên thu nạp 0,8gram protein tính theo 1kg trọng lượng cơ thể. Điều này đồng nghĩa rằng nếu phụ nữ nặng khoảng 68kg thì cần 55gram protein và khoảng 64gram cho nam giới có trọng lượng cơ thể 77kg.

Các loại thực phẩm tập trung nhiều protein như cá ngừ ( 85gram cá ngừ có chứa 22gram protein), cá hồi ( 85gram cá hồi chứa 19gram protein), sữa chua không béo (trong 226gram sữa chua có 13gram protein). Trung bình trong một quả trứng có 6gram protein.
Đậu tương làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của Xương

Người ta đã tìm thấy trong đậu tương có chứa một loại chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, chính vì thế đậu tương cũng được “liệt” vào danh sách những loại thực phẩm không tốt cho xương.
Lưu ý cho người bị bệnh loãng xương

Để khắc phục chứng bệnh loãng xương, bạn cần đặc biệt quan tâm đến các loại thực phẩm thu nạp vào cơ thể. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên hạn chế ăn các món có nhiều muối, thay vào đó nên lựa chọn những thực phẩm tươi như ngũ cốc, rau xanh, trái cây. Ngoài ra cần ăn thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D, hạn chế caffeine và các loại đồ uống có chứa cácbonhydrat.

Cách phòng và trị bệnh loãng xương hiệu quả nhất

Cách phòng và trị bệnh loãng xương phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc dưới đây.

Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế và tử vong. Bệnh ngày một nhiều do mức sống và tuổi thọ ngày càng cao. Tuy điều trị có thể thu được nhiều kết quả nhưng chưa có biện pháp nào ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh. Do đó việc phòng bệnh càng trở nên cần thiết và hiệu quả.

Khi tuổi càng cao canxi càng giảm dần một cách không thể tránh được, từ 20 –80 tuổi khối lượng xương mất khoảng 30% ở nam và 40 % ở nữ. Vì vậy việc phòng loãng xương ở nữ sau mãn kinh là rất cần thiết với các biện pháp như: tăng cường vận động để giảm loãng xương, vì ít hay không hoạt động sẽ làm cho bệnh loãng xương càng nặng, bệnh nhân có thể vận động trong bể nước nóng khi có điều kiện.

Kết quả hình ảnh cho Những người nào có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao?
Ngoài cơn đau bệnh nhân nên vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần, tránh vận động mạnh có thể bị gãy xương; Thực hiện chế độ ăn đủ chất và đủ canxi, trong khẩu phần ăn cần có khoảng 100g thịt hay cá mỗi ngày.

Nếu có điều kiện nên uống 1/4 lít sữa tươi/ngày; Uống estrogen để phòng loãng xương; Thuốc dùng để điều trị bệnh có nhiều loại như: alendronate, calcium, đa sinh tố với D2 hoặc D3, estrogen 50mg ngày, biphosphonat, các chất steroid đồng chuyển hóa, phải dùng thuốc kiên trì và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Những người nào có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao?

Người mắc bệnh nội tiết, phụ nữ sau sinh, người có chứng mắc bệnh tiểu đường sẽ nằm trong diện có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao.

1. Phụ nữ sau khi mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính (oestrogen có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương). Khối lượng xương sẽ mất đi từ 2 – 4% mỗi năm trong suốt 10 đến 15 năm đầu sau mãn kinh. Khối lượng xương của đa số phụ nữ (65 tuổi giảm từ 30 đến 50%, có người chỉ còn không tới 30% khối lượng xương. Chính vì vậy, ở phụ nữ tuổi (65 thường gặp các biến chứng nặng của loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay… hơn hẳn nam giới cùng tuổi.

2. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống, phải bất động), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)… vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.
3. Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường… và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).

4. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều calci qua đường tiết niệu.

5. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

6. Do sử dụng một số thuốc: chống động kinh (dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (insulin), thuốc chống đông (heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid (corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Nguyên nhân gây ra chứng loãng xương ở người lớn tuổi

Dưới đây là 5 nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi. 

Loãng xương là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây ra như: bệnh nội tiết; bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi; hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài; loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương của người già chiếm khoảng 90% các trường hợp.

Người cao tuổi bị loãng xương là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi. Trong cơ thể, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ thải hồi và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự thải hồi nhiều mà bù đắp không đủ thì xương bị loãng.



Phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt nội tiết tố estrogen, nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm. Loãng xương sau mãn kinh gọi là loãng xương týp I, loãng xương týp II là loãng xương tuổi già. Loãng xương týp I xuất hiện trong khoảng thời gian 15-20 năm sau mãn kinh và thường gây ra gãy xương ở cột sống, đầu dưới xương quay, đầu dưới xương chày. Các yếu tố liên quan chặt chẽ đến mãn kinh là nguyên nhân gây loãng xương týp I gồm: sự thiếu hụt estrogen, sự giảm tiết hormon cận giáp trạng, tăng bài tiết canxi qua đường niệu, suy giảm hoạt động của men 25-OH, vitamin D1 anpha hydroxylase làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột.

Tỷ lệ loãng xương týp II ở nữ gấp đôi nam và hay gặp gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống. Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố là giảm hấp thu canxi và giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường tuyến cận giáp trạng thứ phát. Ngoài ra, người ta còn thấy có một số yếu tố tăng nguy cơ bị loãng xương là: yếu tố di truyền, không hay ít hoạt động thân thể, người tạng gầy, người không sinh đẻ, người tắt kinh sớm, người châu Á, người da trắng.

Biểu hiện của Bệnh Loãng Xương ở người lớn tuổi

Khi xương đau nhức hoặc đau thắt ngang cột sống thì có khả năng bạn đã mắc bệnh loãng xương.

Dưới đây là các triệu chưng bệnh loãng xương ở người cao tuổi mắc phải.

1. Đau xương: Đau nhức các đầu xương.

Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.
Đau nhức như châm chích toàn thân.
Đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.


2. Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.

3. Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).

4. Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.

5. Thường có kèm theo các bệnh của người có tuổi như: béo bệu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp…

Khi đã có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng nêu trên, khối lượng xương của cơ thể thường đã giảm 30%. Lúc này trên phim X quang thường có thể thấy rõ hiện tượng loãng xương như: Xương tăng thấu quang.

6. Vỏ xương bị mỏng đi

Các đốt sống bị biến dạng: lún xẹp hoặc gãy lún

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Trẻ bị còi xương nên ăn bổ sung cá trăm đen

Trẻ bị còi xương nên ăn bổ sung cá trăm đen, ngoài ra nên ăn nhiều sò biển, hến, hoặc trứng gà tươi...

Dưới đây là một số món ăn mà trẻ dễ chấp nhận, vừa đạt hiệu quả điều trị bệnh, vừa cung cấp chất dinh dưỡng, lại rẻ tiền và dễ kiếm.

- Trứng gà tươi vài quả rửa sạch, đập lấy vỏ rồi sao vàng tán bột, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 5 g hòa với nước cháo.

- Chân con cua 100 g rửa sạch, sao vàng tán bột, mỗi ngày dùng 5 g hòa với nước cháo.

- Trứng gà 1 quả, luộc kỹ bằng lửa nhỏ trong 45 phút rồi bóc lấy lòng đỏ, dùng thìa nghiền nhỏ rổi hòa với cháo ăn trong ngày.

- Sò biển 100 g, rửa sạch, nấu nhuyễn cho một chút muối rồi ăn vài lần.

- Hến 10 con, làm sạch, đánh đều với một quả trừng gà rồi hấp cách thủy, ăn trong ngày,

Ăn cá trắm đen giúp trẻ chống còi xương
- Xương sụn lợn 500 g, rửa sạch hầm nhừ với 50 g đậu tương rồi cho trẻ ăn với lượng thích hợp.

- Cá trắm đen 1 con, làm sạch, chú ý bỏ mật, rồi cắt khúc, xào qua với gừng, hành và một chút dầu thực vật, rồi đổ nước hầm nhừ, chia ăn nhiều lần trong ngày.

- Hà thủ ô 100 g, ngưu tất 100 g, ngâm trong rượu trắng 7 ngày rồi lấy ra phơi khô, sao thơm, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 5 quả đại táo, khía dọc bỏ hột rồi cho bột thuốc vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn trong ngày.

- Ô tặc cốt 15 g, quy bản 15 g, tây thảo 5 g. Tất cả sắc kỹ lấy nước, bỏ bã, rồi hòa với một chút đường đỏ, chia uống vài lần.

- Quy bản 15 g, cốt toái bổ 15 g, đẳng sâm 10 g, Tất cả sắc kỹ trong 1 giờ, rồi lọc lấy nước, hòa với một chút đường đỏ, chia uống vài lần.

- Rùa một con, làm thịt, hầm nhừ với gừng, hành, muối rồi cho trẻ ăn với lượng thích hợp.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen suyễn của trẻ nhỏ bao gồm yếu tố cơ địa và môi trường và chủ yếu. Trẻ bị hen suyễn được chia làm 3 loại dưới đây.


Hen do khởi phát vận động: 

Xảy ra khi trẻ chạy nhảy, hoạt động với cường độ cao. Trẻ cần thở nhiều hơn nên sẽ dử dụng miệng để thở. Vì vậy sẽ làm đường thở bị hẹp do phản ứng với không khí lạnh khô.

Hen do dị ứng: 

Có thể, trẻ bị dị ứng với một số thành phần như phấn hoa, bụi nhà, bọ mạt hoặc các sản phẩm vệ sinh như nước lau nhà, nước xả vải, hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm dễ dị ứng như thịt bò, hải sản… 

Phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây dị ứng để giúp trẻ phòng chống bệnh hen suyễn phế quản ở trẻ em.

Hen do virus: 

Hen do virus thường hiện xuất hiện khi trẻ trải qua một đợt nhiểm trùng đường hô hấp do virus phổ biến là RSV hay parainfluenza virus.

Hen suyễn do cơ địa và môi trường sống của trẻ
Các bậc cha mẹ  nên làm gì khi trẻ lên cơn hen:

Khi trẻ lên cơn hen cấp: bạn cần đưa trẻ ra không gian thoáng khí nơi có không khí trong lành.

Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông) theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi trẻ lên cơn hen nặng với các triệu chứng như nói năng khó nhọc, đã dùng thuốc cắt cơn nhưng không có tác dụng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nếu thấy môi hay đầu ngón tay bị tím tái thì tình trạng của trẻ đã rất nguy kịch.

Trên đây là một số thông tin bạn cần lưu ý về bệnh hen suyễn ở trẻ em. Hãy chú ý nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn để giúp con bạn có hướng điều trị thích hợp.